Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Bạn của Ba Me


Hưởng ứng bài viết của Thanh Mai mình cũng muốn kể về bạn bè của Ba Me mình.
1-     Hồi kháng chiến Mẹ 2 bạn Trúc Long và Trí Vân bị lao phổi. Bác Phan Anh là bố của các bạn ấy, đưa cả nhà lên Chiêm Hóa để Bà được chữa bệnh và Ba tôi là người trực tiếp chữa bệnh cho Bà. Bệnh Lao được coi là bệnh lây rất hiểm nghèo nên người ta làm cho bà một căn nhà nhỏ ở một mình cách biệt với mọi người. Ba mẹ tôi thường xuyên lui tới thăm viếng và rất hay đưa 2 chị em tôi ra thăm Bác. Ba mẹ tôi bảo, chúng tôi đến cho Bac khỏi buồn và nhớ Trúc Long, Trí Vân, vì Bác rất yêu thương các con, Bác sợ gần gũi các con thì sau này khi ra đi sẽ làm các con buồn khổ.
Mẹ Trúc Long và Trí Vân mất trước khi chúng tôi sang Trung Quốc học. Sau này về Hà Nội ba tôi và Bác Phan Anh vẫn là bạn thân của nhau. Khi nào gặp Ba tôi Bác cũng hỏi thăm Nhật Minh, Nguyệt Ánh, Nguyệt Quý còn Ba tôi thì cứ tự trách vì không nhớ tên Trúc Long Trí Vân.
Trí Vân ít nói, thời gian cuối không hiểu do nghề nghiệp hay bệnh tật mà bạn ấy sống rất âm thầm, xa lánh mọi người. Nhưng bao giờ gặp tôi bạn ấy cũng rất vui, có khi hai đứa chẳng nói chuyện gì. Nhưng chắc cũng như tôi, chúng tôi nghĩ đến những kỷ niệm ở Chiêm Hóa và nghĩ về 2 người Mẹ.
Trí Vân ra đi rất nhanh, biết tin tôi chạy đến bệnh viện thì bạn đã hôn mê. Bạn ra đi để lại vợ trẻ và con còn rất nhỏ. Trúc Long thì mất vì tai nạn giao thông ở MTK trước đó 1 năm. Dung đã thay Vân nuôi con khôn lớn và rất gần gũi với hội Quế Lâm mình.
2-     Bố mẹ Nữ Hiếu là bạn thân của Ba Me tôi. Nói chính xác Bác Huyên là thủ trưởng còn Bác Ngọc là đồng nghiệp của Ba tôi.
Hồi kháng chiến 2 gia đình chúng tôi đều ở Chiêm Hóa. Trèo đèo lội suối đi tìm Ba tôi từ Huế ra đến tận Việt Bắc, chỉ một thời gian ngắn sau đó mẹ tôi đã vào làm việc trong phòng thí nghiệm Penicilin của Ba tôi. Hồi đó Ba tôi suốt ngày làm việc ở phòng thí nghiệm, chỉ có cách đó bà mới được ngày đêm gần gũi bên chồng.
Mẹ tôi làm việc vui vẻ và rất tiến bộ, vì vậy bà đi tuyên truyền và lôi kéo các bà bạn khác cùng đi làm. Mẹ tôi đã vận động Mẹ Hiếu, cô Hồ vợ Bs Tôn Thất Tùng và vợ của Bs Hồ Đắc Di nữa. Nhưng thật đáng tiếc Mẹ tôi bị bệnh và mất đột ngột ngay trước ngày mọi người trở về tiếp quản thủ đô.
Khi về Hà nội Ba tôi dậy ở trường Y và làm chủ nhiệm bộ môn Ký sinh Trùng. Bác Vi Kim Ngọc, mẹ Nữ Hiếu là một trong những người đầu tiên cùng với Ba tôi xây dựng lên bộ môn Ký sinh Trùng này. Ba tôi là chủ nhiệm bộ môn, nhưng mọi công việc của bộ môn, lo toan cho mọi người Bác Ngọc đều quán xuyến tất cả. Bác Ngọc sống tình cảm, nhân hậu nên đã biến bộ môn thành tổ ấm cho mọi người, trong đó có cả Ba tôi.
Bác Ngọc có biệt tài về vẽ các tiêu bản Ký sinh Trùng và côn trùng qua kính hiển vi và kính lúp. Bác vẽ lại rồi phóng to lên để cho sinh viên học. Ba tôi bảo hình Bác vẽ đẹp và chính xác đến tuyệt đối, một cái lông chân của con muỗi cũng không bị bỏ sót
20 năm liên tục làm việc ở bộ môn, không biết Bác đã vẽ được bao nhiêu bức tranh từ tiêu bản, và đã có bao nhiêu thế hệ sinh viên đã được Ba tôi và Bác Ngọc đào tạo về Ký sinh Trùng.
Sau khi về hưu Bác Ngọc chuyển sang vẽ hội họa, Bà trở thành hội viên Hội Mỹ Thuật Việt nam, có nhiều tranh tham gia các triển lãm hội họa toàn quốc.
Một lần đến thăm Bác, xem tranh tôi hết sức ngạc nhiên và thán phục vì tranh đẹp vô cùng. Bác bảo tôi :” Những ngày làm với Ba cháu Bác đã được rèn luyện nhiều lắm về kỹ thuật nên bây giờ Bác mới vẽ được như vậy”
Ảnh của Nguyệt Ánh
4000 
  • Nguyệt Ánh
    Đọc Mai và Trâm thấy chúng mình luôn thương nhớ và nghĩ tới
    các bạn đã đi xa. Ánh cứ nghĩ Trí Vân sống buồn. Sau khi mẹ mất, Bố đi lấy vợ,
    Bác ..
    • Trâm Ngọc
        Nhân tiện Thanh Mai nói, mình kể thêm về Trí
      Vân. Vợ Trí Vân,- cô Dung là cô giáo chủ nhiệm của cháu Nghĩa từ hồi cấp I,
      nhưng Dung và gia đình mình vẫn giữ quan hệ thân thiết lâu dài. Mình quý Dung
      cũng định làm mối, nhưng không thành. Một hôm Dung rất vui đến khoe: em biết
      bạn bè QL của chị. Gặng mãi, cuối cùng Dung nhận mình và Trí Vân yêu nhau. Hai
      bạn từ đó thường xuyên đến nhà mình. Hôm họ cưới mình và Thanh Mai đến từ chiều
      để Mai trang điểm cho cô dâu.
      Sau khi cưới họ sống rất hạnh phúc, họ hợp nhau, hiểu nhau và rất yêu nhau. Trí
      Vân như trở thành người khác, vui vẻ, năng đi chơi bạn bè, năng đi họp lớp.
      Hạnh phúc càng tăng lên khi họ có một cháu trai xinh  xắn, thông minh. Là
      một phụ nữ chịu thương, chịu khó, Dung cực kì đảm đang. Căn hộ nhỏ bé, đơn sơ
      của Trí Vân khi sống độc thân đã được Dung cải tạo, thay đổi dần. Rồi họ đổi
      căn hộ mới, đồ đạc trong nhà cũng dần được thay mới. Mỗi lần tôi và cháu đến
      chỉ thấy căn nhà họ đầy ắp tiếng cười. Hai người thi nhau “mách tội" của
      người kia với tôi để được vui, được cười, được bộc lộ tình yêu của mình với
      nhau. Nhiều lần như vậy, tôi cảm thấy mình như một "bà già"; những
      tình cảm như thế đối với mình đã xa lắc xa lơ... Nhưng rồi lại tự an ủi là vẫn
      mừng vì được chia sẻ với họ. (còn tiếp)
      • Trâm Ngọc
        (tiếp theo)
        Thế rồi Trí Vân bị ốm, bệnh về huyết áp, tim mạch, đã một lần bị tai biến
        mạch máu não. Dung chăm sóc chồng chu đáo, thuốc bắc..
        • Thanh Mai
          Lần trước mình bận nên không kể lí do tại sao bọn trẻ nhà mình lại gọi chú Trí Vân là chú Hâm. Trí Vân nay không còn nữa nên mình muốn nhắc đến những kỉ niệm về bạn của chúng ta.
          Chủ nhật Trí vân hay đi bộ sang nhà mình ngồi kể chuyện linh tinh và bắt con gái mình đánh đàn cho Vân nghe. Mình thường thúc dục Vân: “ Cậu phải lấy vợ đi kẻo bị hâm đấy!”. Thế là con gái mình nói xen vào : “ Từ nay cháu gọi chú là chú Hâm, đến khi nào chú có vợ cháu mới thôi!”.
          Khi Trí Vân có Dung đã đưa đến nhà mình giới thiệu. Hôm cưới mình trang điểm cho cô dâu rồi lúc đón dâu mình đi đằng sau nhắc nhở Vân ôm eo cô dâu và mở cửa ô tô cho cô dâu vì bạn tỏ ra rất lúng túng, đi cách xa cô dâu.
          Đến nay mình vẫn thỉnh thoảng gặp Dung, Dung hay đưa con trai đi học võ ở Cung Thiếu Niên gần nhà mình. Dung nói với mình nhất quyết không đi bước nữa, ở vậy để dốc hết công sức nuôi dậy con. Cậu con trai dạo này to cao đẹp trai hơn hẳn bố.
          Mình thấy Dung bây giờ cũng đẹp hơn ngày đầu mới gặp, ngày ấy Dung gầy quá!
          • LTH
            • LTH
            • 17:14 15 thg 7 2008
            Đọc bài của Ánh mình được biết thêm về mối quan hệ bạn bè và công tác giữa cha mẹ các bạn. Thật tuyệt vời khi cha mẹ bạn của mình cũng là bạn thân thiết của nhau. Trước đây mình cũng đã được biết một phần những điều Ánh kể (qua những câu chuyện của Bích Hà và Trúc Long). Rất tiếc là cả Trúc Long và Trí Vân đều không còn nữa.
            Ánh vẫn đau lắm à, mong Ánh chóng khoẻ để đi chơi cùng các bạn lớp nhé.
             
            • Nữ Hiếu
              Vừa được Nguyệt Ánh gọi điẹn nói chuyện và thông báo cho biết có bài của Ánh trên blog.Mình xem ngay vì Hiếu rất thích đọc các bài của các bạn,chỉ buồn một nỗi là mình kem về văn chương quá nên không viết được như các bạn.Mình rất cảm động về bài viết của Nguyệt Ánh,.Chúng mình đã sống bên nhau từ nhỏ,bao nhiêu kỷ niệm vui buồn có nhau trong những ngay ở Tuyên Quang.Chúng mình có những người Mẹ vô cùng thương yêu con xong cũng đã hòa chung vào cong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
              Đọc bài của Ngọc Trâm và những bài của các bạn viết bình về Hoa Ngọc Trâm hay vô cùng.Nhà mình Mẹ của mình đã vẽ bức tranh Hoa Ngọc Trâm từ những năm 1975,khi đó nhà mình trồng được một chậu hoa,cú tối đến lại để trong buồng  cho nên lúc nào trong nhà cũng có mùi hoa thơm nhẹ nhàng man mát.Hiện nay bức tranh đó để ở buồng khách cũng là buồng thờ của Bố Mẹ mình.Hoa Ngọc Trâm đáng yêu và nhẹ nhang như bạn Ngọc Trâm.
              • Thanh Mai
                Đọc bài của Ánh mình mới biết mẹ Hiếu làm việc cùng bố của Ánh. Mình đã được xem tranh của bác Ngọc nên mình cứ nghĩ là bác làm về  hội họa chẳng dính lứu gì đến kí sinh trùng.
                Khi Trí Vân chưa lấy vợ rất hay đến nhà mình chơi vì  gần nhà nhau. Con mình nó cứ gọi Trí Vân là CHÚ HÂM!

              Không có nhận xét nào:

              Đăng nhận xét