Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Giảm bớt chất Đạm trong khẩu phần ăn!


Trích bài viết của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về Vấn đề Dinh dưỡng.
Tổ chức UNESCO đã từng báo cáo rằng mỗi ngày có khoảng 40.000 trẻ em chết vì thiếu ăn hoặc thiếu dinh dưỡng. Trong khi đó thì bắp và lúa trồng ra ở Tây phương phần lớn là để nuôi bò nuôi lợn nuôi gà hoặc để làm rượu. Trên 80% số bắp và trên 95% số lúa mạch được sản xuất tại Hoa Kỳ là để nuôi súc vật để làm thịt. Súc vật ta nuôi để ăn thịt trên thế giới tiêu thụ số lượng thực phẩm tương đương với số thực phẩm để dành nuôi gần chín tỷ người (8.7 billion), nghĩa là nhiều hơn dân số thế giới.
Ăn thịt và uống rượu với ý thức ấy, ta sẽ thấy ta đang ăn thịt đứa con ruột của chúng ta.
Để nuôi súc vật làm thịt ăn, loài người chúng ta đã sử dụng tới 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% tổng diện tích bề mặt trái đất. Ngay ở Châu Mỹ La Tinh, 70% diện tích của các khu rừng đã phá là để làm đồng cỏ cho bò ăn. Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 29 tháng 11 năm 2006 cho biết rằng nuôi súc vật để ăn thịt tạo ra nhiều chất khí gây nên hiệu ứng nhà kính nhiều hơn những chất khí do tất cả xe cộ trên trái đất nhả ra (1). Ông Henning Steinfeld, một viên chức cao cấp của tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) cho biết là kỹ nghệ nuôi súc vật để bán thịt là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa tới cuộc khủng hoảng sinh môi hiện đại (“the meat industry is one of the most significant contributors to today’s most serious enviromental problems”). Gà, lợn và bò ở các trại chăn nuôi lớn nhả ra những khối lượng khí mê-tan (methane – CH4) vĩ đại, từ sự tiêu hóa và từ phân chúng thải ra. Các nhà khoa học cho biết là khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính hai mươi ba lần nhiều hơn khí các-bon-níc (khí CO2). Cơ quan Bảo Hộ Môi Trường (2) cho biết là chăn nuôi làm tiết ra khí mê-tannhiều nhất ở Hoa Kỳ (3). Ngoài khí mê-tan, lại còn khí đinitơ-oxít (Nitrous Oxide – N2O) mà hiệu năng nhà kính còn lớn hơn hiệu năng của chất khí CO2  tới 300 lần. Mà khí N2O, cũng theo bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, là do kỹ nghệ chăn nuôi gây ra. Nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà, chế biến thực phẩm từ sữa và trứng chịu trách nhiệm chế tác ra khoảng 65% tổng số khối lượng chất khí N2O trên toàn thế giới. Ngành chăn nuôi ở Mỹ thải ra một khối lượng khổng lồ phân thú vật, nhiều gấp 130 lần số lượng phân người trên thế giới, nghĩa là mỗi giây thú vật thải ra tới 97.000 pound phân. Các thứ phân này chảy ra sông hồ làm ô nhiễm nước uống tạo ra không biết bao nhiêu bệnh tật cho mọi loài. Như ta đã biết phần lớn khí N2O do phân chăn nuôi mà phát xuất. Ngành chăn nuôi đã tàn phá hàng trăm triệu mẫu rừng ở khắp nơi trên thế giới. Phá rừng là để trồng bắp, trồng lúa nuôi súc vật và để có đồng cỏ cho bò gặm. Khi rừng bị phá, những khối lượng khí CO2 khổng lồ chứa trong cây cối được nhả ra không trung. Nuôi súc vật để bán thịt cũng làm hao hụt nước của thế giới. Chỉ cần 25 gallon nước là đủ tưới và sản xuất 1kg lúa. Trong khi đó muốn chế tác 1kg thịt thì phải dùng tới 2.500 gallon nước.

Đúng như lời đức Thế Tôn dạy, chúng ta đang ăn thịt con cháu chúng ta, ăn thịt cha mẹ ta, ăn thịt cả hành tinh của chúng ta. Tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) khuyên ta nên hành động gấp. Nghĩa là phải giảm thiểu ít nhất là 50% công nghiệp sản xuất thịt. Và như vậy nhân loại phải bỏ ăn thịt bớt 50%.
Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 29 tháng 11 năm 2006 cho biết rằng dù có giảm bớt 50% kỹ nghệ chăn nuôi thì ta cũng vẫn phải sử dụng những kỹ thuật mới để giúp cho phần kỹ nghệ còn lại ít gây ô nhiễm môi trường hơn, như chọn lựa thức ăn cho súc vật như thế nào để các thức ăn ấy không bị lên men nhiều trong đường tiêu hóa của súc vật. Chính sự lên men này tạo ra nhiều chất khí mê-tan nhất.

Phật tử chúng ta từ trên 2000 năm nay đã biết ăn chay. Chúng ta biết ăn chay là để nuôi dưỡng từ bi, từ bi đối với các loài động vật. Bây giờ ta biết thêm: ăn chay cũng là để bảo vệ trái đất, ngăn ngừa không cho hiệu ứng nhà kính gây nên thiệt hại nặng nề; trong tương lai không xa, khi hiệu ứng nhà kính trở nên trầm trọng, mọi loài sẽ chịu thiệt hại; hàng trăm triệu người sẽ chết, nước biển sẽ dâng lên tràn ngập hàng ngàn thành phố và đất đai canh tác. Nhiều loại bệnh tật hiểm nghèo sẽ phát sinh và tất cả mọi loài đều sẽ phải gánh chịu.

Cả hai giới xuất gia và tại gia chúng ta đã thực tập ăn chay. Tuy số lượng các vị Phật tử cư sĩ ăn chay trường như giới xuất gia chưa nhiều bằng giới xuất gia nhưng ai cũng đã từng thực tập ăn chay hoặc 4 ngày/tháng (tứ trai) hoặc 10 ngày/tháng (thập trai). Thầy nghĩ rằng để cứu được hành tinh, bỏ ăn thịt là một hành động không khó khăn gì mấy. Giới tại gia nên dũng mãnh phát tâm ăn chay trường, ít nhất cũng ăn được 15 ngày trong mỗi tháng, đó là thập ngũ trai, theo lời khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc. Làm được như thế, ta sẽ thấy khoẻ trong người, ta sẽ có an vui và hạnh phúc ngay từ giờ phút phát nguyện. Trong các khóa tu năm nay tổ chức tại Hoa Kỳ, rất nhiều Phật tử Hoa Kỳ đã phát nguyện ngưng ăn thịt hoặc bớt ăn thịt 50%, đó là nhờ họ tỉnh thức được sau khi nghe được bài giảng về hiệu ứng nhà kính. Chúng ta hãy thương lấy đất Mẹ, thương lấy muôn loài, trong đó có con cháu chúng ta. Ta chỉ cần ăn chay là cứu được trái đất. Ăn chay ở đây cũng có nghĩa là không tiêu thụ những thực phẩm chế biến từ trứng và sữa bởi vì hai loại ấy là sản phẩm của chăn nuôi. Nếu ta ngừng tiêu thụ thì họ sẽ ngừng sản xuất. Chỉ có một sự tỉnh thức tập thể (collective awakening) mới tạo ra đủ ý chí hành động.

Ảnh của Nguyệt Ánh
4000 
  • Trâm Ngọc
    Ánh ơi mau khỏe đi thôi, Bạn bè thăm hỏi, người người đều lo, Thương Ánh đau nhức co ro, Từ sau xe máy nên cho... về vườn. Mọi người đồng ý 100% luôn.
    • Thanh Mai
      Cụ Q Trung còn được" thằng chó chết" lạy như tế sao, cụ Ánh nhà ta lại chẳng nhìn thấy mặt nó đâu, nó ù té rất nhanh! Tôi bị chồng con tước quyền đi xe máy gần một năm nay rồi vì bọn họ sợ tốn tiền cho bệnh viện!
      • CALATHAU
        Cụ Ánh ơi ! Cụ đã đỡ đau chưa ? Thật khổ ! Có lần cụ viết Blog là hàng ngày vẫn bon bon xe máy đưa d0ón các cháu ...Cụ phải hết sức cẩn trọng đấy nhé ! Vào cái tuổi chúng mình phản xạ kém, đi đường rất dễ gặp sự cố . Mình đi nhanh quá hay chậm quá , thậm chí đi đúng luật giao thông cũng vẫn có thể bị như thường ! Tôi có lần dừng xe trước vạch khi có đèn đỏ, bỗng bị 1 xe máy đâm từ đằng sau làm cả xe lẫn người đổ vật xuống đường ! Dân tình tóm cổ giữ xe thằng "chó chết" bắt phải "khắc phục hậu quả". Hóa ra thằng này là thằng oắt con, phụ thợ nề đang đi cái xe honda thời Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, không phanh, không gương chiếu hậu ! Trong túi không mảnh giấy tùy thân ngoài 1 tờ bạc 5 ngàn đồng rách . Thằng bé lậy mình như tế sao. Cho nó đi nhanh khỏi ngứa mắt thì nó xin chữ ký xác nhận là  nó gặp tai nạn xe cộ để về trình cho chủ, nếu không sẽ bị chủ cắt lương !  Mình thì hậu quả đau nhức mấy tháng trời. Tệ hơn là từ đó lúc nào đi xe máy cũng có cảm giác bị xe khách tông vào đằng sau ! Chúc cụ nhanh chóng lấy lại phong độ như hôm nọ leo núi lên SaPa !
        • LTH
          • LTH
          • 16:07 8 thg 7 2008
          Bài viết này có những thông tin và số liệu rất thuyết phục. Nhưng chắc khó thuyết phục được đông đảo các tầng lớp, ngoài tăng ni phật tử, ăn chay để bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất, bảo vệ con cháu chúng ta, Ánh ạ. 
          Ánh bị tông xe bao giờ? Khâu nhiều thế chắc là bị nặng và đau lắm. Cố kiêng cho chóng khỏi nhé.
          • CALATHAU
            Bài thuyết giảng  của Thiền sư Thích Nhất Hạnh rất thuyết phục xét về cả 2 lĩnh vực : Phật học và Khoa học . Như vậy là từ ngàn năm nay Phật giáo đã đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sống toàn cầu .
            • Thanh Mai
              Nghe tin cụ bị xe tông,
              Khâu chín, mười mũi máu ròng ròng rơi.
              Cụ cố yên tĩnh nghỉ ngơi
              Để cuối tháng 7 đi chơi Cửa Lò!
              Chân đau đừng có lò dò,
              Đi đi lại lại làm cho khó liền!

            Không có nhận xét nào:

            Đăng nhận xét